spot_img
Home Crypto Hệ sinh thái Cardano (ADA)

Cardano (ADA)

3$

-88%

$ 13,039,119,535

$ 435,295,039

Cardano (ADA) là gì?

Cardano là một nền tảng blockchain phi tập trung có khả năng chạy các ứng dụng tài chính. Nó được sử dụng thường xuyên bởi các cá nhân, tổ chức và chính phủ trên toàn thế giới. Cardano được phát triển bởi Charles Hoskinson – một trong số thành viên nhóm Ethereum. Thông qua hình thức ICO vào năm 2016, cho tới tháng 10/2017, Cardano đã chính thức được trình làng và đã gọi vốn thành công 60 triệu đô.

Có thể coi Cardano chính là blockchain thế hệ 3 sau BitcoinEthereum. Các dự án trước như Ethereum còn rất thô sơ và tồn tại nhiều nhược điểm. Vì vậy, với một dự án blockchain 3.0 như Cardano, các nhà phát triển đang rất nỗ lực dựa trên những nhược điểm và khó khăn của các dự án đi trước để có thể xây dựng mạng lưới tốt hơn.

Cơ chế hoạt động của Cardano

Cardano là dự án đầu tiên sử dụng thuật toán Ouroboros – Proof of Stake. Trong khi đó, Bitcoin và hầu hết các đồng coin khác đều sử dụng thuật toán Proof of Work. Cách hoạt động cụ thể như sau:

  • Những người xác thực giao dịch được gọi là “người xác thực” và không phải là người đào coin.
  • Người xác nhận đóng băng một phần tiền ADA của họ. Điều này được gọi stake.
  • Khi người xác thực xác minh giao dịch, họ sẽ nhận thêm tiền thưởng làm phần thưởng.
  • Cổ phần càng cao, cơ hội nhận phần thưởng chiến thắng càng lớn
  • Số tiền trong phần thưởng tỷ lệ thuận với giá trị của cổ phần.
  • Các Ouroboros là hiệu quả hơn và thân thiện với PoW (thuật toán được BTC sử dụng). Nó đòi hỏi ít điện hơn cho hoạt động và phí giao dịch cũng được giữ ở mức thấp. Giao thức Ouroboros đảm bảo rằng tất cả mọi người trên mạng đều có cơ hội kiếm thưởng.

Ngoài ra, Cardano được hình thành bằng 2 lớp riêng biệt khi tuân theo thuật toán Proof of stake này:

  • Lớp CSL đầu tiên là Lớp Thanh toán Cardano (Cardano Settlement Layer – CSL). Lớp CSL này có chức năng thực hiện các giao dịch sử dụng đồng ADA.
  • Thứ hai là lớp Cardano Computation Layer (CLL). Lớp CLL sẽ được dùng cho smart contract. Cấu trúc phân cấp của Cardano đảm bảo nó có thể được sử dụng như một phương tiện trao đổi và cũng như để tạo ra các hợp đồng thông minh.

Đặc điểm nổi bật của Cardano

Cardano được phát triển nhằm khắc phục những nhược điểm vốn đã tồn tại lâu của Bitcoin và Ethereum, bao gồm:

  • Scalability: Khả năng mở rộng
  • Interoperability: Khả năng tương tác
  • Sustainability: Tính bền vững

Scalability

Đối với Cardano, khả năng mở rộng bao gồm ba yếu tố:

  • Transaction Per Second (TPS): Cardano sử dụng thuật toán đồng thuận Ouroboros, thuộc nhóm Proof of Stake.
  • Network: Để nâng băng thông (bandwidth) của mạng lưới, Cardano sử dụng công nghệ RINA (Recursive Inter-Network Architecture) để chia nhỏ mạng lưới thành nhiều subnetwork, và các subnetwork này có thể tương tác với nhau nếu cần.
  • Data Scaling: Để giảm dung lượng data của mỗi transaction, Cardano đang chú ý đến hai giải pháp là Subscriptions (chia vùng) và Sidechains.

Interoperability

Hiện tại, có rất nhiều Blockchain nền tảng, nhưng vấn đề ở đây là các Blockchain này không thể giao tiếp hay tương tác với nhau được. Theo roadmap, Cardano sẽ có giải pháp về khả năng tương tác giữa các Blockchain khác nhau sau giai đoạn Goguen.

Sustainability

Tính bền vững của một dự án Blockchain rất quan trọng. Lợi ích của miner/node và cả tổ chức phát triển dự án cần phải cân bằng với nhau để cả dự án đó có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài.

Vì vậy nên một nguồn ngân sách ổn định là vô cùng quan trọng với Cardano Foundation sau khi IOHK kết thúc hợp đồng vào năm 2020. Cardano đã có dự tính vềviệc sẽ tạo một quỹ dự trữ như cách mà Dash đã làm. Đó là sẽ thu một phần ADA khi một block mới được tạo ra.

Đội ngũ phát triển

Cardano là dự án được sáng lập bởi Charles Hoskinson – đồng sáng lập Ethereum và BitShares. Hiện tại Cardano đang được vận hành và phát triển bởi ba tổ chức:

  • Quỹ Cardano – có trụ sở tại Thụy Sĩ, là một cơ quan độc lập được thiết kế để hỗ trợ người dùng Cardano với tất cả các vấn đề pháp lý và thương mại.
  • IOHK – một nhà lãnh đạo trong nghiên cứu và phát triển tiền mã hóa, nhóm này chịu trách nhiệm phát triển nền tảng cho đến năm 2020.
  • Emurgo – Cơ quan này đầu tư vào những công ty khởi nghiệp mới nổi và giúp xây dựng các giải pháp thương mại dựa trên Blockano blockchain.
  • Roadmap

    Có thể thấy rằng quá trình phát triển của Cardano gồm 5 giai đoạn khác nhau, cụ thể:

    • Byron: Thời gian đầu Cardano tập trung phát triển cộng đồng và phát hành đồng ADA. Mạng lưới của Cardano được hoạt động bởi các node được chỉ định và phần thưởng khối bị đốt.
    • Shelly: Phi tập trung hóa mạng lưới Cardano và bắt đầu triển khai phần staking.
    • Goguen: Triển khai smart contract và sidechain, cho phép các Dapps hoạt động trên Cardano.
    • Basho: Tối ưu hóa khả năng mở rộng và tương tác giữa các Blockchain khác.
    • Voltaire: Áp dụng cơ chế quản trị phi tập trung. Người dùng sẽ có thể tham gia đề xuất và  biểu quyết các hoạt động liên quan đến sự phát triển của mạng lưới.

    Cardano Panorama #04 (H1/2021) | Những bước chân đầu tiên của Cardano tới  thị trường DeFi

  • Tokenomics

    Token Allocation

    • ADA Team, Investors: 11.22%
    • ICO: 58.16%
    • Staking rewards: 30.61%

    ADA Token Sale

    Đồng coin ADA được bắt đầu từ tháng 09/2015 - 01/2017, thu về gần 26 tỷ ADA sau 5 vòng bán, nâng tổng số tiền gọi được lên đến ~63 triệu đô. Trong đó:

    • 94.45% được mua bởi nhà đầu tư Nhật Bản.
    • 2.56% được mua bởi nhà đầu tư Hàn Quốc.
    • 2.39% được mua bởi nhà đầu tư Trung Quốc…

    ADA Token Release Schedule 

    Hiện tại, chỉ còn phần Staking Rewards vẫn chưa mở khoá vì Cardano vẫn chưa hoàn thành kích hoạt chức năng này ở phiên bản testnet Shelly.

    ADA Token Use Case

    ADA coin có thể được dùng với 5 mục đích sử dụng như sau:

    • Phần thưởng: Dùng làm phần thưởng khối cho các node trong mạng lưới khi Cardano bắt đầu kích hoạt chức năng này ở testnet Shelly thông qua Staking.
    • Staking: Người dùng có thể lấy ADA coin đi stake thông qua các pool staking và sẽ được chia thưởng khi node tạo ra block mới.
    • Thanh toán: Trong tương lai, đồng coin ADA có thể được dùng để thanh toán chi phí khi người dùng phát hành tài sản (UIA) trên nền tảng của Cardano.
    • Tiền tệ: ADA còn được dùng như một loại tiền tệ (medium of exchange).
    • Phí giao dịch trên Cardano Blockchain: Coin ADA được dùng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới của Cardano với một công thức tính phí được quy định sẵn. 
Previous article Binance Coin (BNB)
Next article Decentraland (MANA)
"Đối với con người chúng ta, việc chấp nhận lỗi lầm của chúng ta là vô cùng khó khăn. Đặc biệt là khi họ làm chúng ta tốn tiền." - Jesse Livermore