Trải qua thời điểm điều chỉnh mạnh mẽ của thị trường crypto. Cùng với hàng ngàn tin không tốt cho giới đầu tư. XRP Ripple vẫn là đồng token nằm trong top 6 thị trường. Với vốn hóa gần 25 tỉ đô. Tuy đã có mặt trong thị trường từ rất lâu. Song vẫn nhiều anh em quan tâm về thông tin của nó. Vậy hãy cùng Unicoin.vn đơn giản hóa XRP cho anh em nhé!
XRP là gì?
Lịch sử hình thành của Ripple

Việc xử lý giao dịch ngân hàng trước đây khá phức tạp, thời gian lâu và chi phí cao. Nhằm mục đích giúp mọi người sử dụng dịch vụ trong các tổ chức tài chính, ngân hàng, Paypal… Với chi phí cực kỳ thấp và thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng. Năm 2005, Ripple đã ra đời, founder là Ryan Fugger.
Ripple là công ty hoạt động trong hệ thống thanh toán theo thời gian thực, sử dụng mạng lưới trao đổi tiền tệ. Cho đến năm 2013, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs. Đến năm 2015 công ty chính thức dùng tên Ripple.
Khái niệm XRP
XRP là mã thông báo được sử dụng để đại diện cho giá trị trên mạng Ripple. Đồng XRP được xây dựng dành riêng cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Giúp thanh khoản trong các giao dịch xuyên biên giới.
- Các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể sử dụng mã thông báo XRP để chuyển tiền xuyên quốc gia ngay lập tức.
- Các nhà cung cấp thanh toán có thể sử dụng XRP để cải thiện tốc độ thanh toán, kết nối đến các thị trường khác và giảm chi phí ngoại hối.
- Đồng XRP cũng được trao đổi rộng rãi trên các sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến hiện nay.
Nguyên lý hoạt động của XRP
Không giống như các loại tiền điện tử khác. Ripple được bảo mật bởi một mạng lưới các máy chủ xác thực do một công ty tư nhân giám sát. Đó là điều khiến nó trở nên tập trung. Vì nó là sổ cái nội bộ của máy chủ đảm bảo các giao dịch dựa trên sự đồng thuận. XRP chạy trên Giao Thức Đồng Thuận Sổ Cái XRP. Nơi Ripple Labs kiểm soát việc phân tán coins mới, và không có phần thưởng khai thác. Tất cả 100 tỷ coin Ripple đang tồn tại đều được khai thác trước. Với hơn 45 tỷ coin XRP hiện đang được lưu hành. Mặc dù vậy, nhiều coin hơn sẽ được Ripple Labs phát hành khi cần thiết để kiểm soát cung và cầu.
Các vấn đề đang tồn tại thực tế trên thị trường mà Ripple nhắm đến để giải quyết. XRP như chính “chất bôi trơn” cho các giao dịch thanh toán:
- Tốc độ chậm : Các ngân hàng và tổ chức yêu cầu một số thủ tục trung gian để thực hiện thanh toán xuyên biên giới. Do dó, quá trình này thể mất khoảng 3 đến 5 ngày để hoàn thành thành công. Hệ thống thanh toán Ripple sẽ tăng tốc các giao dịch từ 3-5 đến chỉ còn khoảng 5-10 giây.
- Chi phí cao: Bằng cách giảm số lượng trung gian tham gia thanh toán. Giao dịch Ripple sẽ có thể giảm chi phí tới 60%.
- Thất bại trong giao dịch: Tỷ lệ thất bại khi giao dịch xuyên biên giới hiện nay trung bình ở mức 4%. Hệ thống của Ripple sẽ theo dõi tất cả các khoản thanh toán được thực hiện trên blockchain. Dừng mọi giao dịch có khả năng thất bại trước khi nó diễn ra.
Công nghệ của XRP

Công nghệ và sản phẩm Ripple được chia thành các phần với các tên gọi như sau: Ripplenet, xCurrent, xVia, xRapid, XRP Ledger, và tiền điện tử XRP.
RippleNet là một sản phẩn độc quyền của công ty Ripple. Được xây dựng trên nền tảng XRPL như một mạng lưới thanh toán và giao dịch. RippleNet hiện tại có 3 sản phẩm chính là xRapid, xCurrent và xVia chúng được thiết kế như một hệ thống giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
xCurrent

xCurrent được xây dựng và thiết kế để cung cấp quyết toán tức thời và theo dõi thanh toán xuyên biên giới trong hệ thống thành viên của RippleNet.xCurrent được xây dựng xung quanh Interledger Prootocol, đây là một giao thức để kết nối sổ cái hoặc các mạng thanh toán khác nhau bởi Ripple. Giải pháp này đã được sử dụng với hơn 100 tổ chức tài chính lớn trên thế giới. Họ đã thử nghiệm và đang sử dụng xCurent cho các giao dịch trực tiếp.
Những thành phần cơ bản của xCurrent là:
- Messenger & Messenger: cung cấp dịch vụ giao tiếp ngang hàng giữa các tổ chức tài chính trong RippleNet. Được sử dụng để trao đổi thông tin liên quan đến rủi ro phí, thanh toán và thời gian chuyển tiền dự kiến của người gửi.
- Validator & Validator: sử dụng để xác nhận, bằng kỹ thuật mã hóa, biết được thành công hay thất bại của một giao dịch, để phối hợp trong việc chuyển tiền trên Interledger
- ILP Ledger & Interledger Protocol: được thêm vào các sổ cái ngân hàng tạo ra ILP Ledger. ILP Ledger hoạt động như một sổ cái phụ và được sử dụng để kiểm tra các khoản tín dụng, ghi nợ thanh khoản giữa các bên.
- FX Ticker & FX ticker: Sử dụng để xác định các tỷ giá hối đoái giữa các bên giao dịch.
xVia

xVia là giao diện và bố cục người dùng được thiết kế để làm cho xCurrent và xRapid dễ sử dụng hơn. Thông qua tích hợp API, nó mang lại kết nối cho các tổ chức tài chính dùng các sản phẩm của Ripple và theo dõi thanh toán và tạo hóa đơn.
xRapid

xRapid là một giải pháp thanh khoản. Các doanh nghiệp tham gia có thể đổi tài sản thông qua XRP để di chuyển nó trong xCurrent của Ripple nhanh chóng hơn. Điều này nghĩa là những doanh nghiệp này có thể tạo ra nhu cầu về XRP trên thị trường đại chúng.
Hiện đã có vài công ty phân phối thanh toán như Moneygram & Western Union đang trải nghiệm nền tảng này.
XRP Ledger
XRPL lưu trữ tất cả thông tin kế toán của những người tham gia mạng. Bên cạnh đó còn cung cấp các dịch vụ giao dịch cho nhiều cặp tiền tệ. XRPL được coi như một sổ cái phân tán mã nguồn mở. Cho phép thực hiện các giao dịch tài chính theo thời gian thực. Các giao dịch này được bảo đảm và xác minh bởi những người tham gia mạng thông qua cơ chế đồng thuận.
Không giống như Bitcoin, XRP Ledger không dựa trên thuật toán đồng thuận Proof of Work. Nó không dựa vào quá trình đào để xác minh các giao dịch. Thay vào đó, nó đạt được sự đồng thuận thông qua việc sử dụng thuật toán đồng thuận Giao thức Ripple (RPCA).
Ripple va Bitcoin khác nhau ở đâu?
- Bitcoin được phát triển như một loại tiền tệ kỹ thuật số với mục đích thanh toán cho các dịch vụ và hàng hóa. Đồng XRP được sử dụng cho các ngân hàng. Và thanh toán dưới dạng hệ thống chuyển tiền và trao đổi tiền tệ.
- Bitcoin khai thác blockchain, XRP sử dụng cơ chế đồng thuận phân tán duy nhất để xác minh các giao dịch trong hệ thống.
- XRP nhanh và rẻ hơn Bitcoin, XRP Có tổng cung khoảng 1 tỷ XRP, trong khi Bitcoin có 21 triệu đồng.
- Bitcoin có thể đào, khai thác được, trong khi đó XRP thì không thể.
Ưu và nhược điểm của Ripple
Ưu điểm
- Ripple có tiềm năng trở thành một lựa chọn an toàn dành cho nhà đầu tư. Kể cả khi thị trường đi xuống thì với sự đỡ đầu của nhiều tổ chức lớn, Ripple vẫn có thể duy trì được sự phát triển.
- Không chỉ vì những tiện ích của nó mà còn là những mối quan hệ với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, giá XRP sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, nên việc đảm bảo cho giá trị của Ripple là thấp.
Nhược điểm
- Thành công của dự án phụ thuộc nhiều vào sự chấp nhận của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Một khi sự đón nhận này không còn thì sẽ rất nguy hiểm.
- Nhiều người cho rằng sự liên kết giữa Ripple và ngân hàng là đi ngược lại bản chất của tiền điện tử. Khi công nghệ này được bắt nguồn từ tính chất phi tập trung.
Kết luận
Ripple là đồng tập trung. Bị kiểm soát và không có blockchain như hầu hết các đồng tiền điện tử còn lại. Nó bị chỉ trích vì lý tưởng phục vụ cho ngân hàng và nhiều người không thích điều này. Tuy nhiên, khi những vấn đề pháp lý trở nên bế tắc trong việc kiểm soát tính chất phi tập trung của tài chính. Ripple rất có thể sẽ trở thành mạng lưới được ủng hộ rộng lớn trên toàn thế giới.
Về góc độ đầu tư, công nghệ của XRP không phải quá tối tân cho đến thời điểm viết bài. Vốn hóa lớn, nguồn cung lớn, biên độ lợi nhuận có thể không được bằng các đồng khác. Tuy nhiên, nếu đầu tư dài hạn, thì XRP vẫn là đồng token đáng để cân nhắc trong tương lai!
-
Những người đóng góp
Jed McCaleb
Brad Garlinghouse
Chris Larsen
David Schwartz