Tokenomics là sự kết hợp của hai từ “token” và “economics”, kinh tế token được xây dựng trên blockchain. Nhà phát triển tính đến đặc điểm kinh tế của một đồng tiền điện tử: phát hành, thuộc tính, phân phối, cung, cầu và các đặc điểm khác.
Tokenomics là một đơn vị tiền tệ kỹ thuật số được xây dựng bởi các dự án tiền điện tử trên một blockchain hiện có. Giống như bất kỳ loại tiền tệ thông thường khác, token giữ một giá trị nhất định và có thể trao đổi.
Các dự án tiền điện tử luôn được xác định trước và tạo lịch trình phát hành theo thuật toán cho các token. Chúng ta có thể dự đoán chính xác số lượng coins đang lưu hành tại một thời điểm cụ thể. Việc phân phối coins giữa các bên liên quan khác nhau cũng được tính toán trước. Mặc dù về mặt kỹ thuật, có thể thay đổi thời gian phát hành và kế hoạch phân phối, nhưng quá trình này rất khó thực hiện.
Tokenomics hoạt động như thế nào?
Tokenomics thiết lập nền kinh tế của một dự án tiền điện tử bằng cách tạo ra các động lực cho những người nắm giữ tokens và xác định token utility, một yếu tố chính đằng sau nhu cầu của họ. Các biến số khác nhau mà các nhà phát triển sử dụng để tác động đến các khía cạnh khác nhau của tokenomics bao gồm:
Nguồn cung
Một tiêu chí chủ yếu trong tokenomics của các dự án khác nhau là nguồn cung coins. Bạn cần phải tính đến tổng số cũng như nguồn cung luân chuyển. Ví dụ, giới hạn tổng cung của Bitcoin (BTC) là 21 triệu đồng và đồng xu cuối cùng dự kiến sẽ được đúc vào khoảng năm 2140. Trong khi đó, Solana (SOL) có tổng nguồn cung là 508 triệu SOL.
Các dự án token không thể thay thế (NFT) cũng hạn chế số lượng mã token được mint. Ví dụ, CryptoPunks có mốc 10.000 Punks trong hợp đồng v1 và v2, trong khi Bored Ape Yatch Club có tổng cộng 9.999 NFT. Tính hiếm có và độc quyền làm đẩy giá NFTs.

Phân bổ token và thời gian vesting
Phân bổ token cho những người nắm giữ là một tiêu chuẩn trong các dự án tiền điện tử hiện nay. Để thiết lập độ tin cậy đối với sản phẩm, các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà phát triển bị khóa tokens phân bổ trong một khoảng thời gian nhất định. Giai đoạn vesting khiến token của các nhà phát triển bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định để tránh bị ảnh hưởng bởi các kế hoạch bơm và bán phá giá.
Mining và Staking
Hiện tại, các blockchain xuất hiện sớm như Bitcoin và Ethereum phát hành mã thông báo để khuyến khích các thợ đào xác thực các giao dịch. Quá trình này được gọi là Proof-of-Work (PoW) bằng chứng công việc. Các thợ đào phải sử dụng khả năng tính toán của mình để khai thác các khối mới và thêm chúng vào chuỗi khối. Trong các blockchain proof-of-stake (PoS) bằng chứng cổ phần đã triển khai mô hình staking cho người xác thực, phần thưởng sẽ được trao cho những người đã khóa một số lượng tiền nhất định trong một hợp đồng thông minh. Với việc nâng cấp lớp đồng thuận, Ethereum đang hướng tới mô hình này.

Yield farming
Yield farming cho phép bất kỳ ai nắm giữ tiền điện tử có thể kiếm thêm token. Bạn có thể cho bất kỳ ai muốn vay tiền thông qua hợp đồng thông minh, kiếm cả lãi và gốc dưới dạng token. Yield farming tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ trong các sàn giao dịch phi tập trung (DEX).

Token burning
Để ngăn chặn lạm phát, các giao thức tiền điện tử cần phải đốt token để loại bỏ khỏi dòng lưu thông. Khi số lượng token đang lưu hành trở nên khan hiếm, giá sẽ tăng lên. Binance đốt token BNB hàng quý để giảm tổng nguồn cung. Vào tháng 11 năm 2019, Stellar đã đốt 55 tỷ mã ttoken XLM, chiếm khoảng 50% tổng nguồn cung, dẫn đến mức tăng giá ngắn hạn hơn 30%.
Phân tích Tokenomics
Cung và cầu của tiền điện tử là những yếu tố quyết định chính đến giá của chúng.
Bên cung
Về bản chất, kinh tế học là tất cả về sự hiểu biết cung và cầu của một loại tiền tệ. Hai yếu tố này đưa đến một cái nhìn chi tiết mức độ nóng của một loại tiền tệ định. Lý thuyết tương tự cũng hoạt động trong tokenomics, cho người tham gia có hình dung rõ ràng về nguồn cung và cầu của một token nhất định.

Hãy cùng kiểm tra phía cung đầu tiên. Chúng ta cần xác định liệu giá trị của một token sẽ tăng lên vì yếu tố khách quan hay nó sẽ bị thổi phồng lên, khi chỉ tăng nguồn cung. Lý thuyết kinh tế cho rằng giá trị của token sẽ tăng lên nếu có ít token hơn. Hiện tượng này được gọi là giảm phát. Mặt khác, nếu tổng số mã thông báo tăng lên, giá trị sẽ giảm xuống, được gọi là lạm phát.
Khi kiểm tra phía cung, bạn không cần phải xem xét các yếu tố như utility, khả năng tạo thu nhập cho chủ sở hữu hoặc những người khác. Tiêu chí duy nhất là sự thay đổi của nguồn cung theo thời gian. Các yếu tố cần cân nhắc và xem xét bao gồm số lượng token đang phát hành, số lượng được đặt theo thuật toán để khai thác hoặc phát hành trong tương lai trong quá trình phát hành.
Kiểm tra nguồn cung của Bitcoin sẽ giúp hiểu rõ hơn về bên cung. Như đã đề cập, nguồn cung của nó được giới hạn ở mức 21.000.000 BTC, được phát hành với tốc độ giảm một nửa sau mỗi bốn năm hoặc với tốc độ chậm hơn cho đến năm 2140. Hơn 19.000.000 BTC đã được khai thác vào tháng 6 năm 2022, vì vậy 2.000.000 nữa trong tình trạng đang xử lý sẽ được phát hành trong thời gian tới 120 năm. Điều này có nghĩa là chỉ khoảng 10% Bitcoin sẽ được đào trong hơn 100 năm kể từ năm 2022, loại trừ mọi áp lực lạm phát nghiêm trọng.
Bên cầu
Chỉ có phía cung cấp là không tạo ra bất kỳ giá trị nào. Thay vào đó, chính phía cầu làm cho một token có giá trị.
Giả sử bạn có 10 chiếc giỏ vô cùng tuyệt mỹ ở nhà. Nghĩ rằng thiết kế của giỏ vô cùng tinh xảo, bạn bắt đầu tin rằng đang có nhu cầu lớn cho những chiếc giỏ. Bạn thông báo rằng bạn sẽ không mang thêm về nhà nữa, tạo ra một nguồn cung cố định. Những cái giỏ bây giờ có giá trị tính bằng kim cương.

Nguồn cung cấp cố định không tự động chuyển thành có giá trị. Mọi người cần tin rằng những thứ đó có giá trị ngay bây giờ và sẽ mang nó trong tương lai. Để xác định liệu mã thông báo có được yêu cầu hay không, bạn cần kiểm tra lợi tức đầu tư (ROI), lý thuyết trò chơi và meme.
ROI
ROI nghĩa là dòng tiền mà token dự kiến sẽ tạo ra cho một người nào đó chỉ nắm giữ. Ví dụ, một người bán lẻ của Avalanche (AVAX), có thể stake các token để bảo mật mạng và kiếm được nhiều AVAX hơn trong quá trình này. Một số giao thức cho phép những người stake thu về về một phần doanh thu từ giao thức. Ví dụ: bất kỳ ai nắm giữ SushiSwap (SUSHI) đều được hưởng thu nhập của chính giao thức.
Nếu token không có ROI, mọi người sẽ không có ý định giữ nó. Nếu bạn kết luận rằng những người khác tin tưởng token có thể giữ giá trị, bạn sẽ sẵn sàng bỏ tiền của mình vào đó.

Mức năng lượng của cộng đồng
Sự nhiệt tình của cộng đồng cung cấp cái nhìn sâu sắc về niềm tin của những người đã đặt tiền hoặc cảm xúc của họ vào mã thông báo. Đo mức năng lượng của họ trên Discord, Twitter và các phương tiện truyền thông xã hội khác. Xác định xem mọi người đã hoạt động trong cộng đồng được bao lâu. Họ có sẵn sàng biến các token thành một phần danh tính của họ không?
Hơn nữa, mức năng lượng của cộng đồng là động lực chính thúc đẩy nhu cầu về token trong tương lai. Một ví dụ điển hình về cách niềm tin đơn giản có thể thúc đẩy mã thông báo tăng lên là Dogecoin (DOGE). Một mã thông báo meme đã lọt vào danh sách các mã token hàng đầu nhờ vào những người theo dõi đình đám của nó.
Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi được dùng cho cơ chế được ứng dụng trong bất kỳ công nghệ nào. Nói một cách dễ hiểu, đó là nghiên cứu có hệ thống cách ra quyết định được người chơi thực hiện trogng một hệ thoongs. Nó sử dụng các mô hình toán học về xung đột và hợp tác để hiểu hành vi của những người ra quyết định. Được áp dụng trong lĩnh vực tiền điện tử, lý thuyết trò chơi cho phép các nhà phát triển đánh giá quá trình ra quyết định của các bên liên quan trong một môi trường tương tác.
Các yếu tố trong thiết kế tokenomics giúp tăng nhu cầu về token. Lockups đã được chứng minh là một lý thuyết trò chơi tốt trong tokenomics. Nó có giao thức khuyến khích chủ sở hữu tokens để khóa token trong hợp đồng và đổi lại, nhận được nhiều phần thưởng hơn.
Lời kết
Trong bài viết vừa rồi, các bạn đã cùng Unicoin tìm hiểu về tokenomics, các yếu tố gây ảnh hướng đến giá trị của token trong dự án blockchain. Để có thể tự duy trì, các nhà phát triển cần tìm ra cách token nên hoạt động trong một hệ sinh thái. Tiếp tục theo dõi Unicoin trong những bài viết sắp tới để cập nhật thêm tin tức cũng như thông tin mới nhất trong ngành nhé.