Sự sụp đổ của thị trường ICO vào năm 2017 khiến mọi người nhận ra rằng toàn bộ hệ sinh thái phải bền vững. Đó là khi ý tưởng về “Fair Launch” được giới thiệu. Cùng Unicoin.vn tìm hiểu về bản chất của FairLaunch nhé!
Fair Launch là gì?

Đúng như cái tên, “Launch” là khởi chạy, “Fair” là công bằng, Fairlaunch là sự ra mắt token một cách công bằng cho tất cả mọi người, xuất phát điểm của nhà đầu tư và nhà phát triển là như nhau. Cụ thể:
- Đồng coin/token đó phải phi tập trung và được cộng đồng kiếm được, sở hữu và quản lý ngay từ đầu.
- Mọi người (cộng đồng, nhà đầu tư nhỏ lẻ, quỹ đầu tư lớn) đều có thể tham gia bình đẳng.
- Không có quyền truy cập sớm, khai thác trước hoặc phân bổ mã thông báo (nói cách khác không có vòng seed round hoặc private sale dành cho các quỹ mua số lượng lớn với giá rẻ).
Fair Launch giải quyết vấn đề gì?
Nếu ở trong thị trường crypto đủ lâu, bạn sẽ không lạ gì với khái niệm “xả”. Từ này ám chỉ việc các quỹ đầu tư đầu tư sớm vào 1 dự án và được mua một số lượng lớn token của dự án với giá rẻ. Đợi khi đồng tiền điện tử đó được list lên sàn thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ (cộng đồng quan tâm đến dự án) mới có thể mua được và đây cũng là lúc các quỹ bán số token của họ với giá cao hơn nhiều lần giá họ mua.
Điều này đã làm nên một sự “nổi giận” từ phía của các user, các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cần phải khẳng định rằng, chính user hay người ủng hộ là yếu tố quyết định nên sự thành công của một dự án. Nhưng trớ trêu thay, quyền lợi của họ lại vô cùng thấp và đi kèm với rủi ro khi phải trông xem liệu các VCs có “xả lên đầu” mình hay là không.
Fair Launch ra đời, tạo cuộc chơi công bằng cho tất cả các bên tham gia vào thị trường, bao gồm:
- Những người sáng lập và Team dự án: nhanh chóng tiếp cận thị trường, đồng thời bỏ qua việc gây quỹ truyền thống và cải thiện việc phân phối mã thông báo.
- Cộng đồng: Fair launch cho phép mọi người tham gia mua bán ngay từ những vòng bán đầu tiên và trao quyền quản trị cho cộng đồng (những người nắm giữ token sẽ được quyền vote cho những thay đổi của dự án).
- Nhà đầu tư: Có cơ hội mua được token dự án bình đẳng như các quỹ, không sợ rủi ro có quỹ mua số lượng lớn với giá rẻ rồi “xả” lên đầu mình.
Ưu điểm của FairLaunch
FairLaunch được xem như là mô hình phát hành token hướng lợi ích về cộng đồng các nhà đầu tư. Cụ thể:
Cộng đồng nắm giữ Allocation lớn
Mô hình fair launch thường dành phần lớn, đôi khi là cả 100% tokenomic dành cho cộng đồng. Sẽ không có token nào được phân bổ cho đội ngũ phát triển, developers, marketing hay cả các quỹ đầu tư. Nhờ đó mà nỗi lo bị xả token đã không còn nữa
Quyền quản trị
Nhờ nắm giữ một lượng allocation lớn. Quyền quản trị, biểu quyết của dự án cũng sẽ thuộc về cộng đồng. Các cuộc bỏ phiếu sẽ được diễn ra để quyết định tương lai của dự án.
Tăng TVL cho dự án
Các giao thức sử dụng fair launch thường yêu cầu người dùng Add LP hoặc farming để nhận token reward của dự án. Nhờ vậy, TVL của các dự án fair launch thường có mức tăng trưởng rất cao và rất nhanh.
Các token “FairLaunch” đang có tốc độ phát triển tốt
Bitcoin

Trên thực tế, Bitcoin có thể được coi là một đồng tiền Fair Launch điển hình; nghĩa là không có Bán riêng, không có ICO, không có tiền khai thác. Bất kỳ ai muốn Bitcoin đều cần phải khai thác hoặc mua nó.
yEarn Finance (YFI)

Đỉnh cao của mô hình ra mắt token bằng hình thức Fair Launch chính là đồng tiền điện tử YFI của dự án yearn finance. Nhà đầu tư chỉ có thể kiếm được YFI thông qua việc cung cấp Liquidity
Việc nguồn cung có hạn trong khi cầu thì lại cao khiến cho giá của YFI tăng phi mã, đỉnh cao nhất là hơn $43 600 đô la Mỹ.
Hakka Finance (HAKKA)
Chỉ 250k USD kêu gọi từ cộng đồng, với Founder là Andre Cronje, đồng sáng lập YFI, Giá của HAKKA đã tăng hơn x10 lên tới all time high là $1.14 chỉ trong vòng nửa tháng. Và hiện tại đang giao dịch ở mức $0.016 sau khi các sản phẩm của Hakka Finance không tạo được tiếng vang trên thị trường như Yearn Finance đã làm được.
(Quan trọng) FairLaunch có thật sự tốt hơn phát hành truyền thống?
Hầu hết tất cả các dự án áp dụng mô hình phân phối của Fair Launch đều có chung một mục tiêu chính: cho phép tất cả người tham gia tham gia trò chơi theo cùng một quy tắc. Nhưng chúng ta đang đề cập đến ai khi nói về những người tham gia?

Trong mạng lưới Bitcoin, “những người tham gia” (hay nói đúng hơn là những người được hưởng lợi từ việc ra mắt công bằng) là những người mua máy khai thác hoặc hashrate để khai thác Bitcoin theo cùng một quy tắc: PoW (Proof of Work).
Sau khi khai thác Bitcoin, họ có thể bán nó trên thị trường thứ cấp theo ý muốn. Bởi Bitcoin ngày trở nên phổ biến, sức mua ngày càng mạnh, dẫn đến giá Bitcoin tiếp tục tăng.
Nhưng với Fair Launch DeFi, mọi người đều có rất nhiều token trong tay và tất cả chúng đều tuân theo cùng một quy trình – ‘Khai thác-Bán-Rút tiền’. Vậy ai mua? Ai sẽ là người mua đến cuối cùng của quá trình lặp lại này.

Người bán bị mắc vào một vòng luẩn quẩn của các cuộc cạnh tranh giá thấp khi người khai thác tỉ lệ nghịch với người mua. Thị trường sẽ nhanh chóng giảm mạnh hoặc thậm chí sụp đổ ngay sau khi FairLaunch.
Nhìn kỹ hơn vào cơ chế phát hành Token
Từ những điều trên, rõ ràng là khai thác Bitcoin và khai thác DeFi là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, hãy xem xét điều này xa hơn từ góc độ Launching token. Nếu không có bán riêng, ICO hoặc quỹ tổ chức, có thể có hai kết quả có thể xảy ra đối với việc phân phối mã thông báo.
Thứ nhất là có quá nhiều người tham gia, khiến việc phân phối token quá phân tán. Hầu hết các mã thông báo nằm trong tay của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người có xu hướng theo dõi nhau và di chuyển theo tâm lý thị trường. Điều này có thể dẫn đến biến động giá cực kỳ nhanh chóng. Bất kỳ tin tức tích cực hay tiêu cực nào đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý thị trường, dẫn đến biến động cực cao. Trong tình huống này, không còn là những ông lớn thao túng thị trường, mà là những người chơi nắm được thông tin chính.
Thứ hai, người chơi sẽ nhận được nhiều token hơn nếu họ Stake với lượng token lớn hơn, đó lại trở thành cuộc chơi của Cá voi, nhưng kẻ chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không phải sản phẩm của dự án. Đặc biệt là trong thị trường tăng giá, giao dịch tần suất cao gây ra phí gas cao do sự tắc nghẽn của Ethereum, điều này làm cho phí gas trở nên đắt hơn đối với người dùng bán lẻ tham gia.
Đối với bản thân dự án, Vì cộng đồng đã nắm giữ hết allocation, dẫn đến tình trạng “tay trắng” của đội ngũ đứng sau của một dự án. Điều này thoạt nghe có vẻ không có gì nghiêm trọng, nhưng, hãy thử nghĩ lại.
Một đội ngũ không lương sẽ khó để có động lực làm việc. Hoặc trong trường hợp muốn audit cho dự án. Dev cũng không có tiền mà phải chờ cộng đồng biểu quyết để lấy chi phí từ treasury của dự án. Điều này làm thiếu đi tính tức thời của dự án.
Kết luận
Theo cá nhân mình, FairLaunch không thực sự là một mô hình quá tiềm năng, và đây được coi như con dao hai lưỡi.
Bên cạnh những nguy cơ “xả vào đầu”, các Investors đều có trách nhiệm phát triển nó cũng như nguồn token được đặt vào tay của một tổ chức nhất định, sẽ làm dự án có tính nhất quán hơn.
Với các dự án với mô hình này, nếu muốn tham gia đầu tư, lời khuyên của mình là phải tìm hiểu thật kỹ càng về đội ngũ của dự án. Đánh giá xem dự án có đang hoạt động hiệu quả và có vạch ra lịch trình phát triển cụ thể hay không.